Lịch sử CKC

Các chiến sĩ Đội danh dự Quân đội nhân dân Việt Nam với khẩu СКС trong tay.Một lính du kích Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam đang giữ khẩu СКС trong tay

Bối cảnh ra đời

Trước Chiến tranh thế giới thứ II, quân đội nhiều nước nhận ra rằng các mẫu súng trường hiện có (như Mosin-Nagant, Lee-Enfield hay Gewehr 98), dù đã được hiện đại hóa bằng cưa ngắn bớt nòng súng đi so với các phiên bản trước đó của chúng nhưng những khẩu súng này vẫn quá dài và rất nặng nề khi sử dụng. Tầm bắn của những loại súng này là rất thừa thãi - có thể lên tới 1000m (tương đương với các khẩu trung liênđại liên thời bấy giờ), quá nhiều cho hỏa lực đại trà của bộ binh trong khi hầu hết những trận đánh xảy ra với tầm thị lực của người lính từ 100-300m. Chỉ có những xạ thủ bắn tỉa mới có thể tận dụng hết khả năng của những khẩu súng trường như thế này.

Giải pháp của người Mỹ đưa ra là khẩu M1 Carbine, sử dụng đạn.30 Carbine, thiết kế theo trường phái "kéo dài đạn súng ngắn" với thuốc đạn viên tròn và đầu đạn không có hiệu ứng con quay "mũi chống trên không khí". Người Đức tạo ra khẩu MP-43 (về sau đổi tên thành StG-44) với đạn 7,92x33mm Kurz có mũi đạn chóp nhọn giống đạn súng trường dùng thuốc đạn súng ngắn - tuy không đóng góp gì nhiều cho kết cục của cuộc thế chiến nhưng lại rất nổi tiếng vì những tính năng ưu việt của nó khi ra đời. Súng không bắn điểm xạ bằng cách cầm vào phần nằm trước băng đạn như ốp lót tay của AK-47 hay M-16 được, vì đó là chỗ tản nhiệt cho nòng.

Liên Xô đề ra giải pháp gần giống với Đức: họ cắt ngắn đạn 7,62x54mmR trở thành đạn 7,62x41mm (và sau đó là M43 7,62x39mm cực kì nổi tiếng), nhưng vẫn giữ nguyên loại thuốc đạn trụ cứng của súng trường. Ý tưởng này đã có từ lâu trong quân đội Nga Hoàng với khẩu Fedorov Avtomat, tuy nhiên việc sử dụng súng bị ngưng do thiếu nguồn cung đạn 6,5x50mm từ Nhật Bản. Và ngay trong năm 1943, một cuộc thiết kế súng trường carbine tiêu chuẩn cho Hồng Quân Xô Viết được tiến hành để sử dụng loại đạn M43 mới này.

Quá trình phát triển

Sergei Gavrilovich Simonov đã tiến hành sửa lại khẩu AVS-36 trước đó của ông: thay đổi loại nòng và kích cỡ các chi tiết nằm bên trong hộp khóa nòng. Ông cũng sử dụng hộp đạn gắn cứng với kẹp đạn thay cho hộp tiếp đạn trên thiết kế AVS-36 trước đó (tuy nhiên, trớ trêu thay là các phiên bản hiện đại hóa của СКС lại sử dụng hộp tiếp đạn thay cho kẹp đạn). Khẩu súng mới này đã chiến thắng áp đảo trước thiết kế của Mikhail Kalashnikov và nó nhanh chóng được thử nghiệm trên chiến trường trong năm 1945 với phát xít Đức. Sau đó, súng được đưa sản xuất đại trà từ năm 1949 tới khi bị thay thế hoàn toàn vào năm 1959 bởi AKM. Hồng Quân đình chỉ việc sản xuất SKS vào năm 1965 vì Liên Xô đã phát triển được công nghệ sản xuất AKM với số lượng lớn để thay cho SKS. Liên Xô cung cấp giấy phép cũng như công nghệ sản xuất SKS cho rất nhiều nước XHCN như: Triều Tiên, Trung Quốc, Đông Đức, Nam Tư,...